Kỹ thuật tráng men và nung Đồ gốm Quân

Đĩa men lam trắng sữa đục với các mảng màu hồng oải hương, nhà Kim (1115–1234). PDF 93.[25]

Nước men của đồ gốm Quân luôn dày và mờ đục. Tuy nhiên, nó thường rất mỏng hoặc không men ở xung quanh gờ trong khi lại dày ở đế, nơi thường có một phần nhỏ không được men che phủ. Cả hai màu xanh lam nhạt và tía lần đầu tiên được nhìn thấy ở đồ gốm Trung Quốc là trong đồ gốm Quân. Các khu vực màu tía là do việc quét hoặc tô vẽ dung dịch chứa đồng (Cu) lên xương gốm sau khi tráng men và trước khi đem nung [trong môi trường hoàn nguyên].[3] Một số sắc thái xanh lam hoặc xanh lục đến từ oxit sắt có trong men, kết hợp với việc nung trong môi trường hoàn nguyên (khử).[4] Ở nhiệt độ cao, men tạo ra "sự không pha trộn tự phát... thành thủy tinh giàu silica và giàu vôi", thông qua quá trình chia tách pha tạo ra bề ngoài cuối cùng có màu trắng đục:[1] "Các hạt nhỏ chứa thủy tinh giàu vôi tán xạ ánh sáng xanh lam, tạo ra sắc thái ánh lam mạnh".[7] Thực tế là các hạt hoặc các thể không đồng nhất và nhỏ hơn bước sóng ánh sáng nghiêng về tán xạ ánh sáng màu xanh lam được gọi là tán xạ Rayleigh.[26] Lớp men chứa một lượng lớn các bong bóng nhỏ hình thành từ các chất khí sinh ra trong men trong quá trình nung. Các bong bóng này, mặc dù không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng lại góp phần tạo nên hiệu ứng thị giác cho các vật phẩm.[13] Trong nhiều hiện vật, chúng để lại lớp men với cảm giác khá thô nhám khi chạm tay vào,[11] mặc dù những hiện vật tinh xảo nhất tránh được điều này, có lẽ bằng cách nghiền rất mịn các vật liệu.[13] Việc tráng nhiều hơn một lớp men dường như đã trở thành phổ biến.[14]

Một số hiện vật, đặc biệt là những hiện vật với chất lượng tốt nhất, dường như đã được nung hai lần, một lần là nung mộc trước khi tráng men, với lần nung thứ hai là nung tráng men ở nhiệt độ cao hơn sau khi đã quét men.[4] Quá trình nung với lớp men đã tráng cần đạt đến nhiệt độ khoảng 1.200 - 1.300 °C, và để nguội từ từ, vì thế toàn bộ quá trình nung có thể mất vài ngày.[7][27] Các bán thành phẩm được đặt trong các sạp nung gốm riêng biệt trong lò nung.[1] Từ các cuộc khai quật, dường như cả củi gỗ và than đá đã được sử dụng và chúng có các tác động khác nhau đến môi trường không khí bên trong lò nung là môi trường hoàn nguyên (khử) hay môi trường dưỡng hóa (oxi hóa), có lẽ với củi gỗ được sử dụng để tạo ra những vật phẩm có chất lượng tốt nhất.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ gốm Quân http://www.christies.com/salelanding/index.aspx?in... http://www.koh-antique.com/history/historysong.htm http://www.koh-antique.com/jun/jun.htm http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://libmma.contentdm.oclc.org/cdm/compoundobjec...